Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Khô miệng khi mang bầu là trường hợp khá phổ biến. Tình trạng này không gây ảnh hưởng hay biến chứng gì đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, tuy nhiên cũng có thể gây ra những rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt cảm giác chán ăn ở bà bầu.
Khô miệng khi mang bầu là tình trạng khá phổ biến
Khô miệng khi mang bầu là cảm giác khô rát, khó chịu, thậm chí còn có cảm giác nóng trong khoang miệng và cổ họng. Tình trạng này gây ra bởi những nguyên nhân sau:
+ Không cung cấp đủ nước
Ngay cả cơ thể người bình thường cũng cần cung cấp đủ nước mỗi ngày mới có thể hoạt động bình thường. Ở bà bầu, nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể lớn hơn rất nhiều so với người bình thường, chính vì vậy, nếu không uống đủ nước sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và miệng bị khô rát lưỡi.
+ Thay đổi nội tiết
Khô miệng khi mang bầu có thể do nội tiết trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và khiến một số chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Tuyến nước bọt có thể hoạt động kém đi và gây cảm giác khô rát trong miệng.
+ Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày
Việc sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ Flour quá cao hoặc những loại nước súc miệng chứa cồn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh khô miệng.
Do vậy nên tham khảo kỹ thành phần các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng trước khi sử dụng tránh dẫn đến tình trạng khô miệng khi mang bầu.
+ Thói quen ăn uống chưa thực sự khoa học
Nếu khi mang bầu, bạn dùng quá nhiều các thực phẩm có độ ngọt cao hoặc cà phê hòa tan, những chất có trong những thực phẩm này đều khiến cho miệng ngày càng khô hơn.
Tình trạng khô miệng khi mang bầu là điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh răng miệng nghiêm trọng, đặc biệt là sâu răng.Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến áp xe tuyến nước bọt cực nguy hiểm.
Khô miệng khi mang bầu nên điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể xảy ra, đồng thời giúp cho việc ăn nhai dễ dàng hơn. Hãy áp dụng 1 số lời khuyên sau đây để hạn chế phần nào triệu chứng khô cổ họng ở phụ nữ mang thai:
Khô miệng khi mang bầu có thể khắc phục đơn giản từ thói quen sinh hoạt hàng ngày
+ Bổ sung nước
+ Chế độ ăn uống
+ Trang bị thiết bị tạo ẩm cho môi trường sinh hoạt và làm việc.
+ Có thể sử dụng thêm một số loại nước bọt nhân tạo dưới dạng nước súc miệng hoặc viên ngậm nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Thực tế, khô miệng khi mang bầu tốt hơn hết, bạn nên gặp bác sĩ nha khoa bọc răng sứ trong thời gian sớm nhất để có thể thăm khám cụ thể và có phác đồ điều trị cụ thể hơn. Lưu ý tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc chưa có chỉ định rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cả mẹ và bé.
Để được tư vấn chi tiết hơn về triệu chứng khô miệng khi mang bầu bạn vui lòng liên hệ về Trung tâm theo các thông tin đi kèm dưới đây, các chuyên gia nha khoa sẽ vấn tận tình nhất cho bạn!
Nguồn: http://bocrangsu.net.vn/kho-mieng-khi-mang-bau-nguyen-nhan-dau-va-cach-khac-phuc-nhu-nao.html
Các tin khác